Chi tiết

SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI

 

 

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Phi Long

 

ĐI CƯƠNG

 

Suy tĩnh mạch mạn tínhTĩnh mạch là các mạch đưa máu nghèo ôxy của cơ thể trở về tim.

 

Có 3 loại tĩnh mạch ở các chi: tĩnh mạch nông nằm trong da và dưới da, tĩnh mạch sâu nằm trong các nhóm cơ, và tĩnh mạch xuyên kết nối hai loại trên.

 

Máu ở chân trở về tim chủ yếu qua đường các tĩnh mạch sâu. Bình thường máu tĩnh mạch trở về tim nhờ có: (1) Lực đẩy từ đông mạch, lực hút do tim co bóp; (2) Áp lực âm trong lòng ngực hút máu về tim; (3) Sự co bóp của các khối cơ cẳng chân ("bơm cơ"), ép vào các tĩnh mạch sâu và đẩy máu đi về tim; và (4) Hệ thống van trong lòng tĩnh mạch, giữ không cho máu trào ngược dòng.

 

                       Cơ chế bơm cơ 1      

 

Khi hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị suy, sẽ xuất hiện dòng máu trào ngược dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân, lâu dần dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính.

 

Suy tĩnh mạch mạn tính được định nghĩa là tình trạng các tĩnh mạch không thể bơm đủ máu nghèo ôxy trở về tim. Bệnh này rất thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi có biến chứng.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YU T NGUY CƠ CA SUY TĨNH MCH MN TÍNH CHI DƯỚI

 

- Thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chi dưới.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.

- Viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch sâu hoặc nông.

- Khiếm khuyết van do bẩm sinh.

- Nhiều yếu tố khác: nữ giới, sinh đẻ nhiều, béo phì hay quá cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc nóng và ẩm, lười thể dục, hút thuốc lá, tuổi trên 50...

 

TRIU CHNG VÀ DIN TIN T NHIÊN CA SUY TĨNH MCH MN TÍNH CHI DƯỚI

 

Các triu chng và du hiu sm ca bnh bao gm:

 

- Bệnh nhân có cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, mất ngủ. Có khi thấy tê, kiến bò vùng bàn chân.

- Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm.

- Sưng phù xung quanh hai mắt cá, thấy rõ vào buổi tối.

- Các triệu chứng thường nặng lên về chiều tối, hoặc sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc, và giảm bớt vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao.

 

Dãn mao mch và dãn các tĩnh mch nông chân

 

Có 3 loại dãn tĩnh mạch nông

          - Dãn thân tĩnh mạch

          - Dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện.

          - Dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới.

Các van bên trong tĩnh mạch dãn bị suy (mất chức năng).

 

        Suy tĩnh mạch mạn tính 2               Suy tĩnh mạch mạn tính 3               Suy tĩnh mạch mạn tính 4

                                                                                                       

Viêm tĩnh mch huyết khi

 

Là tình trạng sưng viêm của các tĩnh mạch nông hoặc sâu gây ra bởi cục máu đông. Gặp ở bệnh nhân bị các bệnh dễ đưa đến huyết khối, bệnh nặng, mổ lớn, ngồi lâu (nghề nghiệp, đi máy bay đường dài)...

Khi bị huyết khối tĩnh mạch nông: tĩnh mạch nổi hẳn lên, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau, có thể kèm đỏ da.

Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu: gây tắc và ứ trệ, chân nóng, đau, sưng đỏ, có thể bị chảy máu, ngứa, đau nhức nhối, nhiễm trùng thứ phát.

Huyết khối tĩnh mạch nông hiếm khi gây biến chứng, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy cần thăm khám cẩn thận để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu phối hợp.

Huyết khối tĩnh mạch sâu đôi khi có thể bong ra và đi lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi với tỷ lệ tử vong rất cao.

 

Lon dưỡng da chân

 

Do rối loạn biến dưỡng: da phù nề, dày lên, có thể dẫn đến tróc vảy, chảy nước và chàm da, thay đổi màu sắc, sạm da và xơ cứng bì.                             

 

Suy tĩnh mạch mạn tính 5

 

Loét cng chân

 

Ở đoạn thấp, là biến chứng ở giai đoạn muộn nhất gây đau đớn và điều trị rất khó khăn. Ban đầu là loét nông, để lâu loét sẽ ăn sâu dần và rộng ra, dễ bội nhiễm, có thể tái đi tái lại nhiều lần.

 

Suy tĩnh mạch mạn tính 6

 

CÁC XÉT NGHIM CN LÀM

 

- Xét nghiệm đông máu.

- Siêu âm Duplex đo tốc độ dòng máu và xem xét cấu trúc các tĩnh mạch chân.

- Chụp X-quang tĩnh mạch để xem xét về giải phẫu của tĩnh mạch.

 

ĐIU TR SUY TĨNH MCH MN TÍNH

 

Ni khoa

- Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày.

- Tùy trường hợp mà sử dụng các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)...

 

Mang vớ áp lc: đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

 

Chích xơ: áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.

 

Phu thut: lấy bỏ các búi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da...

 

Can thip ni mch bng sóng cao tn hay laser: là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.

 

NÊN LÀM GÌ Đ TRÁNH CÁC BIN CHNG

 

Suy tĩnh mạch mạn tính diễn biến mạn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác.

Cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở các giai đoạn sớm.

Điều trị bằng thuốc và vớ áp lực ở giai đoạn dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới.

Ở giai đoạn dãn thân tĩnh mạch, cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa.

Cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ; giảm cân khi dư thừa; dùng thuốc để phòng huyết khôi tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.

Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.

 

Nguồn: Bản tin Bệnh Viện Đại Học Y Dược số 29, phát hành tháng 09/2012.