TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG BĂNG ÉP ÁP LỰC CÓ SỨC CĂNG NGẮN TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH HUYẾT
Trong điều trị phù bạch huyết thì liệu pháp nén ép là một trong những yếu tố chính của liệu pháp giảm phù toàn diện (CDT).
Liệu pháp giảm phù toàn diện (CDT: Complete Decongestive Therapy): còn được gọi là Liệu pháp lưu thông phức hợp trong điều trị phù bạch huyết, thường kết hợp bốn phương pháp điều trị: bài tập khắc phục, chăm sóc da, mát xa dẫn lưu hệ bạch huyết (MLD), Băng ép phù bạch huyết (MLLB). Liệu pháp CDT gồm 2 giai đoạn:
• Ở giai đoạn đầu (giai đoạn điều trị) của liệu pháp CDT, kích thước chi hầu như sẽ thay đổi hàng ngày (đặc biệt là ở 3 ngày đầu điều trị). Vì vậy, điều quan trọng là lực nén ép bên ngoài pháp đáp ứng được với những thay đổi này. Do đó, băng ép thường sẽ phù hợp hơn các loại vớ áp lực vì có thể thay đổi kích thước phù hợp với chi bị ảnh hưởng.
• Ở giai đoạn sau (giai đoạn duy trì) của liệu pháp CDT, kích thước chi hầu như đã ổn định, ít thay đổi và các mạch đã được lưu thông. Vì vậy, các loại vớ áp lực thường sẽ được sử dụng trong giai đoạn này.
Cường độ áp lực phù hợp điều trị phù bạch huyết
Trong hầu hết các trường hợp, phù bạch huyết sẽ gây tổn thương các sợi đàn hồi ở mô và da, dẫn đến mô không thể kháng lại trương lực của cơ, khiến “bơm cơ” không tác động đủ lực lên các mạch bạch huyết. Vì vậy, điều quan trọng trong việc kiểm soát phù bạch huyết là cung cấp cho mô một lực ổn định giúp đối kháng với trương lực khi cơ co bóp 1.
• Khi vận động, các cơ sẽ co bóp. Lúc này cần phải có lực kháng lại trương lực được tạo ra khi co cơ. Do đó, băng ép phải tạo áp lực cao trong quá trình vận động nhằm thúc đẩy dịch tích tụ ở mô trở về vòng tuần hoàn.
• Khi nằm nghỉ ngơi, các cơ sẽ không co bóp nên chỉ cần áp lực thấp nhằm duy trì sự lưu thông. Vì vậy, nếu tác động áp lực quá cao sẽ có thể gây cản trở việc lưu thông của mạch bạch huyết và tĩnh mạch hoặc làm tăng tốc dòng chảy của tĩnh mạch và bạch mạch gây khó chịu cho bệnh nhân.
Nói tóm lại, để kết quả điều trị phù bạch huyết đạt hiệu quả tối ưu thì băng ép được sử dụng phải có áp lực cao khi bệnh nhân vận động và áp lực thấp khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi 2.Vậy tại sao nên sử dụng băng ép áp lực có sức căng ngắn?
Băng ép áp lực sức căng ngắn còn được gọi là băng ép co giãn ngắn với độ kéo dài khoảng 90% so với chiều dài ban đầu. Với độ kéo dài này, băng sẽ rất “cứng” (ít co giãn):
Có thể chống lại trương lực của cơ, khiến các cơ chỉ co bóp trong phạm vi của băng ép.
→ Tạo áp lực cao khi bệnh nhân hoạt động.
Không co lại khi nghỉ ngơi gây đè ép các tĩnh mạch và mạch bạch huyết.
→ Tạo áp lực thấp khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Vì vậy, băng ép sức căng ngắn là băng được ưu tiên hàng đầu trong điều trị các bệnh về bạch huyết: phù bạch huyết, loét do ứ trệ,... hoặc các bệnh về tĩnh mạch: loét tĩnh mạch,...
Bộ băng ép sức căng ngắn Rosidal Sys được xem là một trong những sản phẩm tối ưu đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết trong điều trị phù bạch huyết hoặc các bệnh về tĩnh mạch gây phù to, viêm, loét.
→ Chi tiết về bộ băng ép sức căng ngắn Rosidal Sys
Tài liệu tham khảo:
1. Joachim Zuther, Lymphedema Specialist (2020), The Role of Short-Stretch Bandages in the Management of Lymphedema, https://www.lymphedemablog.com/2012/01/12/the-role-of-short-stretch-bandages-in-the-management-of-lymphedema/
2. Partsch H. Mechanism and effects of compres- sion therapy. In: Bergan JJ (Ed): The Vein Book, p. 103-109, Elsevier, Boston, 2007.
Các bài khác
- TỔNG QUAN VỀ HỆ BẠCH HUYẾT (26.01.2021)
- TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG BĂNG ĐỆM ROSIDAL SOFT (08.02.2021)
- CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHÙ BẠCH HUYẾT (27.01.2021)
- PHÙ BẠCH HUYẾT VÀ LIỆU PHÁP NÉN (27.01.2021)