Chi tiết

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHÙ BẠCH HUYẾT

Phù bạch huyết được xem là bệnh mãn tính tiến triển không ngừng và không thể hồi phục như ban đầu. Phù bạch huyết không thể tự hết khi không điều trị và nếu điều trị không kịp thời thì vùng bị ảnh hưởng sẽ biến dạng vĩnh viễn.  Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Phù bạch huyết thường xuất hiện sau các cuộc phẫu thuật lớn hoặc chấn thương. Nó có thể xuất hiện trong vòng vài tháng, vài năm, hai mươi năm hoặc hơn nữa sau khi phẫu thuật.

 

Các giai đoạn của phù bạch huyết 

Phù bạch huyết tiến triển qua 4 giai đoạn và việc can thiệp điều trị ở giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và giai đoạn 1) đã được chứng minh là mang lại kết quả tối ưu nếu được điều trị phù hợp 1.

GIAI ĐOẠN TRIỆU CHỨNG

KHẢ NĂNG HỒI PHỤC NẾU ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ

LIỆU PHÁP NÉN

Giai đoạn 0

(Giai đoạn tiềm ẩn/

Giai đoạn cận lâm sàng)

Triệu chứng sớm: Tê, kiến bò, châm chích hoặc cảm giác căng ở một chi.

Chi bị ảnh hưởng có thể khó mặc vừa quần áo hoặc đồng hồ, nhẫn,vòng tay

có thể cảm thấy chật

Điều trị đơn giản, tiết kiệm

Kết quả điều trị tốt nhất 2.

VỚ ÁP LỰC VENOSAN

 

 Giai đoạn 1

(Giai đoạn nghịch đảo /

Giai đoạn vết lõm)

Chi bị ảnh hưởng sẽ bình thường vào buổi sánggiảm sưng phù khi được nâng cao.

Khi ở tư thế không thuận lợi để lưu thông dịch, tình trạng sưng phù sẽ xuất hiện. 

Ở giai đoạn này, khi ấn vào sẽ xuất hiện vết lõm và giữ được một khoảng thời gian. 

Có thể hồi phục vì da và mô vẫn chưa bị tổn thương

vĩnh viễn. 

Giai đoạn 2

(Giai đoạn tự phát

không thể đảo ngược)

 

Mô mềm, da sẽ dày lêncứng lại

Ban đầu, các biện pháp nâng cao sẽ mất hiệu quả và xuất hiện tình trạng phù thũng.

Theo thời gian, mô mềm sẽ bắt đầu cứng lại và hình thành các mô mỡ thừa. Lúc này 

sẽ khó tạo vết lõm

Có thể giảm kích thước nếu được điều trị thích hợp. 

Tuy nhiên, các mô thừa sẽ không giảm ở giai đoạn 1

mà chủ yếu giảm ở giai đoạn 2.

Liệu pháp CDT*:

Giai đoạn 1:

BỘ BĂNG ÉP ÁP LỰC SỨC CĂNG NGẮN

ROSIDAL® SYS

Giai đoạn 2:

VỚ ÁP LỰC VENOSAN

Giai đoạn 3

(Phù chân voi)

Mô mềm tiếp tục cứng lại và phần chi bị phù sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng.

Nếu không điều trị, chi bị ảnh hưởng sẽ: giảm hoặc không thể hoạt động, phá hủy da

và đôi khi dẫn đến biến chứng không thể phục hồi

Có thể giảm kích thước nếu điều trị thích hợp. 

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, sẽ có 

chỉ định cắt bỏ da thừa một cách thận trọng. 

 *CDT (Complete Decongestive Therapy): Liệu pháp lưu thông phức hợp trong điều trị phù bạch huyết, thường kết hợp bốn phương pháp điều trị: bài tập khắc phục, chăm sóc da, mát xa dẫn lưu hệ bạch huyết (MLD), Băng ép phù bạch huyết (MLLB). Liệu pháp CDT gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (giai đoạn điều trị) và Giai đoạn 2 (giai đoạn duy trì).

 

Biểu hiện từng giai đoạn 

Giai đoạn 1

 

 

Giai đoạn 2 

 

Giai đoạn 3 

 

Có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của Phù bạch huyết là:

1. Phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Bệnh nhân tuân thủ điều trị

3. Sử dụng LIỆU PHÁP NÉN phù hợp:

• Đối với giai đoạn 0 và giai đoạn 1: chỉ cần sử dụng các loại co giãn dài: Vớ áp lực VENOSAN

• Đối với giai đoạn 2 và 3: Nên áp dụng liệu pháp CDT: liệu pháp có 2 giai đoạn:

− Giai đoạn 1: giai đoạn điều trị: nên sử dụng băng co giãn ngắn:

Bộ băng ép áp lực sức căng ngắn Rosidal Sys

− Giai đoạn 2: giai đoạn duy trì: nên sử dụng các loại vớ áp lực:

Vớ áp lực VENOSAN.

 

Tài liệu tham khảo:

 

1         Torres Lacompa, M, Yuse Sanches, MJ, et al.(2010) Effectiveness of early physiotherapy to prevent lymphedema after surgery for breast cancer: randomized, single blinded, clinical trial, BMJ, 340:b5397.

2         Stout Gergich NL, Pfalzer LA, McGarvey C, Springer B, Gerber LH, Soballe P. (2008) Preoperative assessment enables the early diagnosis and successful treatment of lymphedema. Cancer, 112:2809-2819.