Chi tiết

PHÙ BẠCH HUYẾT VÀ LIỆU PHÁP NÉN

Phù bạch huyết là sự tích tụ dịch bạch huyết trong mô của cơ thể, thường xảy ra do tắc nghẽn ở một vị trí nào đó trong hệ bạch huyết.
 

Cơ chế vận chuyển dịch kẽ về tim của hệ tuần hoàn

Hầu hết, lượng dịch được phóng thích từ mao động mạch nhằm trao đổi chất dinh dưỡng với mô đều được mao tĩnh mạch tái hấp thu trở lại, chỉ còn khoảng 1/10 lượng dịch còn dư trong khoảng kẽ. Lượng dịch dư này sẽ được hệ thống mạch bạch huyết thu thập và đem trở về hệ tuần hoàn nhờ vào sự vận hành của các “bơm bạch huyết”. Các “bơm bạch huyết” được tạo ra bởi nhiều yếu tố quan trọng sau:

 

Hình 2.1. Cấu trúc của mạch bạch huyết

 

1. Cấu trúc của mạch bạch huyết: khi mạch bạch huyết thu thập dịch, các cơ trơn của thành mạch sẽ tự động co lại giúp đẩy nhẹ dịch bạch huyết. Ngoài ra, mạch bạch huyết còn có các van một chiều giúp dịch bạch huyết được đẩy nhẹ đến phân đoạn tiếp theo. Quá trình này sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi dịch bạch huyết cuối cùng được đổ vào tuần hoàn chung1.

 

2. Các lực nén ép không liên tục lên mạch bạch huyết:

• Nhịp đập của động mạch liền kề với mạch bạch huyết.

• Sự co bóp của các cơ còn được gọi là các “bơm cơ”.

Áp lực tác động bên ngoài cơ thể sẽ nén ép các mô, giúp:

 

a.Tăng tái hấp thu dịch kẽ:

                Hình 2.2. Khi có lực ép tác động lên thành mao mạch của lưới mao mạch, phần mao động mạch

                sẽ giảm lọc dịch vào mô kẽ và phần mao tĩnh mạch sẽ tăng tái hấp thu dịch kẽ vào lòng mạch.

 

− Áp lực ở mô tăng lên dẫn đến áp suất của dịch kẽ sẽ tăng lên, lúc này dịch kẽ có xu hướng đi vào lòng mao mạch. Đồng thời, mao mạch động mạch sẽ có xu hướng giữ dịch lại, giảm phóng thích dịch vào mô kẽ.

− Tương tự như mao tĩnh mạch, các mao bạch huyết cũng tăng thu thập dịch dư thừa tồn đọng ở các mô.

 

b. Tăng tốc dòng chảy tĩnh mạch và bạch huyết: 

               Hình 2.3. Khi tĩnh mạch bị nén sẽ tăng tốc dòng chảy của tĩnh mạch về tim

 

− Khi áp lực tác động bên ngoài đạt một mức độ nhất định sẽ làm tĩnh mạch bị nén lại, giúp tĩnh mạch tăng tốc độ tống máu về tim

− Ngoài ra, khi áp suất dịch kẽ tăng thì tốc độ dòng chảy bạch huyết cũng sẽ tăng lên.

 

c. Các tế bào ở mô sẽ bị ép khít lại với nhau giúp đẩy dịch vào lòng mạch thay vì ứ đọng trong khoảng kẽ giữa các tế bào.

 

Ở những bệnh nhân bị phù bạch huyết, mô bị ảnh hưởng sẽ bị xơ hóa dẫn đến thiếu hụt độ đàn hồi khiến các mô không thể kháng lại trương lực của cơ. Lúc này, tác dụng của các "bơm cơ" sẽ bị suy giảm, khiến dịch không được đẩy trở về hệ tuần hoàn và tích tụ dưới mô ngày càng nhiều hơn. 

Vì vậy cần phải cung cấp một áp lực tác động bên ngoài cơ thể nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt này. Biện pháp này được gọi là liệu pháp nén

 

Liệu pháp nén

Liệu pháp nén ép được xem là liệu pháp cơ bản và đem lại hiệu quả rõ ràng. Khi tác động một lực nén bên ngoài:

1. Các tĩnh mạch và mạch bạch huyết sẽ bị nén lại giúp đẩy máu và dịch về tim.

2. Lúc này, áp suất ở các mao mạch sẽ thấp xuống đáng kể và áp lực ở mô sẽ tăng lên, gây chênh lệch áp suất giữa mô và các mao mạch dẫn đến dịch sẽ di chuyển từ mô vào mao mạch tĩnh mạc và bạch huyết.

3. Song song đó, khi mô bị nén, các tế bào ở mô sẽ bị ép khít lại với nhau, giúp đẩy dịch ở khoảng kẽ vào lòng mạch.

Vì vậy, điều kiện tiên quyết cần thiết để liệu pháp nén có hiệu quả là phải cung cấp áp lực đủ để nén được các tĩnh mạch ở những tư thế khác nhau:  

         Bảng 2.1 Các mức áp lực cần đạt để nén được các tĩnh mạch ở chân và thúc đẩy dịch ứ đọng ở khoảng kẽ trở về hệ tuần hoàn 2.

Đối với tư thế nằm, khi áp lực đạt 15 – 20 mmHg thì các tĩnh mạch đã được nén tối đa. Vì vậy, nếu áp lực quá cao khi nghỉ ngơi sẽ gây chèn ép mạch bạch huyết lớn, làm cản trở dòng chảy bạch huyết 3.

Tuy nhiên, nếu áp lực tác động cao đến mức: hiện tượng tăng đẩy dịch kẽ vào các mao mạch cân bằng với hiện tượng cản trở dòng chảy bạch huyết, thì dòng chảy của bạch huyết và tĩnh mạch sẽ đạt tốc độ tối đa 1. Điều này sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân. 

 

Bộ băng ép sức căng ngắn ROSIDAL® SYS

Bộ băng ép Rosidal® Sys được nghiên cứu và phát triển bởi Lohmann & Rauscher đến từ Đức - một trong những nhà cung cấp thiết bị y tế có chất lượng cao hàng đầu trên thế giới. Qua nhiều năm không ngừng nghiên cứu chuyên sâu và cải tiến liên tục không ngừng, L&R đã cho ra đời sản phẩm Bộ băng ép Rosidal Sys với sức căng ngắn giúp cung cấp áp lực cao khi hoạt động (khoảng 80 mmHg) và áp lực thấp khi nghỉ ngơi (15 mmHg). Các mức áp lực phù hợp giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu và không mang lại sự khó chịu cho bệnh nhân 4.

 

→ Chi tiết về sản phẩm

 

Tài liệu tham khảo:

1. John E. Hall, PhD and Michael E. Hall, MD, MSc (2021). The Circulation. Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology, 14th Edition(169 – 302), Elsevier.

2. Partsch B, Partsch H. Calf compression pressure required to achieve venous closure from supine to standing positions. J Vasc Surg (2005 Oct); 42(4):734-8.

3. Univ.Prof.Dr.H.Partsch (2011), Contributions towards compression therapy, Lohmann & Rauscher GmbH.

4. Partsch H, Clark M, Bassez S, Benigni JP et al.  Measurement of lower leg compression in vivo:  recommendations for the performance of  measurements of interface pressure and stiff-  ness: consensus statement. Dermatol Surg.  2006 Feb; 32(2):224-32.