Chi tiết

TỔNG QUAN VỀ HỆ BẠCH HUYẾT

 

Hệ bạch huyết cũng là một phần quan trọng của hệ tuần hoàn với nhiệm vụ chính là dẫn dịch dư thừa tại khoảng kẽ trở về hệ tuần hoàn.

Ngoài ra, thành mạch bạch huyết có cấu trúc đặc biệt giúp hệ bạch huyết dễ dàng thu thập dịch tại khoảng kẽ và đưa về tim. 

 

Hình 1.1. Cấu trúc đặc biệt của thành mao mạch bạch huyết.

Các tế bào nội mô của thành mạch được xếp chồng lên nhau, tạo thành các lối vào nhỏ (được xem như các van một chiều) với xu hướng đẩy dịch vào và giữ dịch ở lòng mao mạch. Ở cửa van có các sợi collagen giữ (neo) giúp thành mạch dính chặt vào các tế bào mô xung quanh.

Với cấu trúc đặc biệt này, khi áp lực trong không gian kẽ cao hơn trong mao mạch thì các van của thành mao mạch bạch huyết sẽ mở ra, cho phép các phân tử lớn như protein, các mãnh vỡ tế bào, vi khuẩn,...chảy trực tiếp vào.  Khi áp lực trong không gian kẽ thấp hơn thì các van sẽ đóng lại, ngăn dịch thoát khỏi mạch bạch huyết1.

Vì vậy, áp lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng lượng dịch. Đối với mô bị phù do ứ đọng dịch bạch huyết, thì liệu pháp nén được xem là một trong những liệu pháp cơ bản hàng đầu giúp giảm phù nhanh chóng và duy trì kết quả điều trị.

     

Liệu pháp nén trong điều trị phù bạch huyết có hai phương thức chủ yếu:

1. Điều trị cấp tính phù bạch huyết:

Khi chi phù to: Bộ băng ép áp lực sức căng ngắn Rosidal® Sys – Đức.

2. Phòng ngừa phù bạch huyết:

Khi kích thước chi đã giảm xuống và ổn định: Vớ áp lực y khoa VENOSAN® - Thụy Sỹ.

 

Tài liệu tham khảo:

1.     John E. Hall, Ph.D. and Michael E. Hall, MD, MSc (2021). The Circulation, Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology, 14th Edition(169 – 302), Elsevier.