Chi tiết

Hội chứng HẬU HUYẾT KHỐI

 

Study: The post thrombotic syndrome

 

Curr Treat Options Cardiovasc Med. 2013 Jan 17.

 

The Post-Thrombotic Syndrome: A 2012 Therapeutic Update.

 

Galanaud JP, Kahn SR.

Department of Internal Medicine, Montpellier University Hospital and EA 2992, Montpellier 1 University, Montpellier, France, jp-galanaud@chu-montpellier.fr.

 

Abstract

 

OPINION STATEMENT:

 

Post-thrombotic syndrome (PTS) refers to chronic manifestations of venous insufficiency following a deep-vein thrombosis (DVT). It is a frequent, chronic, burdensome and costly disease for which therapeutic options are limited. Above all, the optimal management of PTS consists of preventing its occurrence: first, by preventing DVT, and second, by preventing development of PTS after a DVT.

 

Prevention of DVT is challenging, particularly in the case of nonsurgical hospital inpatients, where physician's adherence to recommended thromboprophylaxis is often low. In our opinion, this adherence should be improved by generalizing the use of multi-component approaches, including that of automatic reminders.

 

For prevention of PTS after an acute DVT, our recommendations are as follows. After a proximal (popliteal and above) DVT we recommend early ambulation with daily use of 30-40 mmHg graduated elastic compression stockings (ECS) for two years, in addition to careful monitoring of anticoagulant therapy. Below-knee ECS are preferred to thigh-length ECS, as they have similar efficacy in preventing PTS and are better tolerated.

 

To improve compliance with ECS, patient education is important, and use of lighter strengths of compression in patients not tolerating traditional strengths should be considered.

 

Catheter-directed thrombolysis of acute DVT was recently shown to be effective in preventing PTS, but we believe that confirmatory studies are needed before recommending its general use.

 

The cornerstone of management of established PTS relies on patient education and use of compression therapy. We encourage ambulation, use of ECS to manage symptoms, and participation in an exercise training program, which has the potential to improve patients' quality of life (QOL) and PTS scores.

 

In the absence of symptom relief, ECS that provide a higher strength (40-50 mmHg) should be tried. In case of moderate to severe PTS, intermittent compressive devices can be used to improve PTS symptoms. Surgery and endovascular procedures, including balloon angioplasty, stent placement, endovenectomy or valve reconstruction should be considered only in specialized centers, and only for patients with severe PTS for whom previous conservative treatment has failed. These techniques are still under evaluation and the level of evidence supporting their use is low.

Nghiên cứu: Hội chứng hậu huyết khối.

 

Curr Treat Options Cardiovasc Med. 2013 Jan 17.

 

Hội chứng hậu huyết khối: Cập nhật điều trị năm 2012.

 

Galanaud JP, Kahn SR.

Department of Internal Medicine, Montpellier University Hospital and EA 2992, Montpellier 1 University, Montpellier, France, jp-galanaud@chu-montpellier.fr.

 

Tóm tắt

 

BÁO CÁO QUAN ĐIỂM:

 

Hội chứng hậu huyết khối (PTS ) đề cập đến những biểu hiện của suy tĩnh mạch mạn tính sau một huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) . Đó là một bệnh thường xuyên, mãn tính, nặng nề và tốn kém mà lựa chọn điều trị còn hạn chế. Trên tất cả, quản lý tối ưu (PTS) bao gồm việc ngăn ngừa xuất hiện của nó : đầu tiên , bằng cách phòng  DVT , và thứ hai, bằng cách ngăn sự phát triển của PTS sau một DVT .

 

Phòng ngừa DVT là thách thức, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nhân nội trú ở bệnh viện không có phẫu thuật, nơi khả năng tuân thủ về dự phòng huyết khối thường là thấp. Theo ý kiến của chúng tôi, tuân thủ điều này cần được cải thiện bằng cách khái quát hóa việc sử dụng các phương pháp tiếp cận đa nội dung, trong đó có  tự nhắc lại .

 

Để phòng ngừa PTS sau một DVT cấp , khuyến nghị của chúng tôi là như sau : Sau một  DVT ở phần gần của chi dưới ( từ khoeo trở lên) chúng tôi đề nghị đi lại sớm và hằng ngày sử dụng vớ áp lực phân đoạn có sức ép từ 30-40 mmHg (ECS) trong hai năm, ngoài việc theo dõi cẩn thận của thuốc kháng đông . Sử dụng loại vớ áp lực phân đoạn dưới gối được ưa thích hơn loại dài đến đùi, vì chúng có hiệu quả tương tự trong việc ngăn ngừa PTS và dung nạp tốt .

 

Để cải thiện tình trạng tuân thủ điều trị với vớ áp lực phân đoạn, giáo dục bệnh nhân là rất quan trọng, và thay đổi áp lực nhẹ hơn ở những bệnh nhân không chịu được tình trạng áp lực mạnh. 

 

Tiêu huyết khối qua catherter trong điều trị DVT cấp gần đây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa PTS, nhưng chúng tôi tin rằng cần có khẳng định trên nhiều nghiên cứu là cần thiết trước khi khuyến cáo sử dụng rộng rài.

 

Nền tảng của điều trị và dự phòng PTS là giáo dục bệnh nhân và sử dụng vớ áp lực. Chúng tôi khuyến khích đi lại, sử dụng vớ áp lực phân đoạn để kiểm soát các triệu chứng, và tham gia chương trình huấn luyện vận động để cải thiện chất lượng cuộc sống và thang điểm PTS.

 

Trong trường hợp triệu chứng không giảm, có thể thử sử dụng loại vớ áp lực phân đoạn có lực ép mạnh hơn ( 40-50 mmHg ). Trong những trường hợp bẹnh lý PTS trung bình đến nặng, có thể sử dụng các thiết bị nén ngắt quãng để cải thiện triệu chứng của PTS. Ngoài ra, phẫu thuật và các thủ thuật  nội mạch như tạo hình mạch qua bóng nong, cắt nội mạc, đặt stent, hoặc sửa van tĩnh mạch có thể xem xét thực hiện ở một số trung tâm chuyên sâu và cho những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa bảo tồn. Những kỹ thuật này vẫn đang được đánh giá và mức độ bằng chứng ủng hộ còn thấp.