Chi tiết tin

ĂN UỐNG GÌ TỐT CHO TĨNH MẠCH?

 

Để có được một sức khỏe tốt, các nhà dinh dưỡng học Việt Nam đã đưa ra Tháp dinh dưỡng cân đối hàng ngày như sau:

 

 

Tháp dinh dưỡng cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

 

Nhờ chế độ dinh dưỡng trên, cơ thể bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đồng thời cũng tốt cho hệ thống tĩnh mạch. Những dưỡng chất đó là:

 

1. Chất xơ

 

* Chất xơ giúp chống táo bón, ngăn ngừa áp lực lên hệ thống tĩnh mạch (ngăn ngừa bệnh trĩ, suy tĩnh mạch); giảm cholesterol máu và bảo vệ tim mạch.v.v…

* Chất xơ có trong hầu hết các loại rau củ quả, trái cây.

 

2. Flavonoid (Quercetin: rutin, quercitrin. Bioflavonoid. PCO. Poly phenol của chè xanh)

 

* Hợp chất Flavonoid giúp làm bền thành mạch; ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giải độc, giảm tổn thương gan, bảo vệ chức năng gan.v.v...

* Flavonoid có nhiều trong rau củ quả như:

- Các loại rau gia vị: Tía tô, rau húng, dấp cá, hành tây, hành ta, củ hành, tỏi, gừng, giềng, ngô tây, rau tần…

- Các loại trái cây: táo, lê, mơ, nho. Họ cam quýt – bưởi (chú ý Flavonoid có nhiều trong những chất xơ màu trắng, không có trong nước nên cố gắng ăn luôn những chất xơ đó).

- Các loại đậu, đậu nành, đậu hủ, khoai tây, mật ong, trà xanh, rượu vang đỏ…

 

3. Carotenoid (Beta caroten, Lycopene, Lutein…)

 

* Carotenoid giúp phòng chống lão hóa; phòng ngừa ung thư; giảm nồng độ cholesterol máu; giảm nguy cơ bệnh tim mạch; giảm tác hại của ánh sáng mặt trời trên da; tăng cường khả năng đề kháng chống nhiễm khuẩn…

* Carotenoid có trong trái cây rau củ quả có màu cam, vàng, đỏ như: cà rốt, cà chua, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, rau dền , ớt, xoài…

 

4. Lecithin

 

* Lecithin hay vitamin F, có tác dụng bẻ gãy những phân tử mỡ trong máu, giúp máu lưu thông dễ dàng, cải thiện hệ thống tim mạch…

* Lecithin có trong:

- Họ nhà cải (bắp cải, cải xanh, bông cải). Các loại đậu, hạt, đậu nành, lạc…

- Gan, thịt, lồng đỏ trứng.

 

5. Các loại vitamin: 8 loại vitamin B,C,E,A

 

* Các vitamin này giúp tăng trưởng lực mô, cơ, xây dựng và sửa chữa thành mạch bị tổn thương; góp phần làm mạnh van tĩnh mạch và thành tĩnh mạch.

* Vitamin nhóm B có trong khoai tây, cà chua, rau bó xôi, chuối, dưa hấu, thịt, trứng, cá, sữa, phomai…

* Vitamin C có trong hầu hết các loại rau, củ, quả, trái cây.

* Vitamin E có trong dầu thực vật (dầu olive, dầu hướng dương, dầu mầm lúa mì); các loại hạt có dầu: hạt dẻ, hạt quỳ…; thức ăn như: gan, sữa…

* Vitamin A: có trong các loại rau củ quả có chứa carotenoid; thức ăn như gan, trứng, sữa, phomai…

 

6. Các chất khoáng vi lượng: sắt, kẽm, đồng, selenium,…

 

- Trong đó kẽm giúp làm mạnh các mô liên kết như thành các mau mạch, van tĩnh mạch.v.v…

- Kẽm có nhiều trong thịt, cá, gia cầm và hải sản: sò, ốc, hến, hào…

 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe, vì vậy nếu không đầy đủ, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn dùng bổ sung các dưỡng chất bị thiếu.