Tất cả câu hỏi liên quan bệnh suy tĩnh mạch
Da tôi xuất hiện những mạch máu đỏ trên mặt và chân và trên bã vai. Cho tôi hỏi tình trạng như vậy có hại cho sức khoẻ sau này kg? Tôi tìm hiểu thì cơ nhiều trường hợp như vậy người ta gọi bị giãn mau mạch. Nếu vậy điều trị có hết kg? Xin tư vấn cho tôi. Cam ơn!
Ngày: 02-07-2014

Chào  bạn,

 

Có một số bệnh nội khoa có thể gây nên tình trạng giãn các mạch máu nhỏ dưới da như bệnh xơ gan, bệnh tắc các tĩnh mạch lớn ngực bụng trong các bệnh do u chèn ép, ... Tuy nhiên đa phần tình trạng giãn các mao mạch dưới da ở nhiều nơi trên cơ thể là lành tính, không gây nguy hiểm.

 

Nếu các mạch máu nhỏ bị giãn này nằm ở những vị trí có thể nhìn thấy như mặt, mũi, chân,... gây mất đẹp và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin của người bệnh thì nên được điều trị.

 

Các tĩnh mạch giãn ở mặt có thể điều trị bằng tia laser hay sóng cao tần. Hai phương pháp này có thể làm hết các mạch máu nhỏ không đau và không để lại sẹo. Hai phương pháp trên cũng có thể điều trị hiệu quả cho tình trạng giãn tĩnh mạch mạng nhện ở chi dưới.

 

Ngoài ra, các tĩnh mạch mạng nhện ở chân có thể được chích xơ, thủ thuật này làm cho các mạch máu bị giãn co lại, xơ hoá và biến mất sau một thời gian.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sau khi điều trị một thời gian, sau vài năm chẳng hạn, tình trạng giãn các mạch máu nhỏ này có thể tái phát.

 

Thân mến,

ThS BS Lê Thanh Phong

Phụ trách phòng khám Mạch máu Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

bs cho e hỏi, e mới khám bs Lê Văn Nam, dc chuân đoán Bệnh của Mao Mạch-Viêm Nút Quanh Động Mạch, em k hiểu bệnh này là gì, e cứ tưởng đây là dạng giãn tĩnh mạch, nhưng khi tìm kiếm thông tin thì thấy k phải, và thông tin nói bệnh nặng và hiếm gặp, làm e rất hoang mang. bs có thể giải thích dùm e bệnh này dc k ah? và có chữa dc k? và e muốn hỏi, em bị bệnh này thì có tập thể thao dc k ah? hiện tại e đang tập gym và yoga, k biết lieu có tập tiếp dc k? Bệnh này nên và k nên làm những việc gì? Cám ơn bác sĩ
Ngày: 24-02-2014

Bạn thân mến,

 

Trước hết, xin nói rằng bạn không bị bệnh dãn tĩnh mạch (TM). Bệnh dãn TM chi dưới thực chất là do suy các van trong lòng hệ TM chi dưới và dãn rộng đường kính TM. Kết quả là máu TM bị ứ đọng và lưu thông kém, không trở về tim tốt. biểu hiện suy dãn ở TM nông quan trọng hơn TM sâu. Nhẹ thì thấy các nhánh TM nhỏ dãn dạng chân chim, mạng nhện (spide vein). Nặng hơn nữa thì thấy hệ TM hiển lớn và TM hiển bé dãn to và ngoằn ngèo. Trầm trọng hơn khi máu bị ứ đọng ở phần thấp của chân (cổ chân, bàn chân) gây ra phù chân, to chân, kèm với các triệu chứng tê, mỏi, chuột rút thực chất là do dòng máu kém lưu thông, gây loạn dưỡng mô, cơ và rối loạn điện giải trong mô. Phù nhiều quá thì có thể gây loạn dưỡng da (da sậm màu, đồi mồi, tím tái) và có thể gây loét da và khi đó được đánh giá là mức độ rất nặng. Bạn không có những triệu chứng này, mà có các dấu hiệu của các nốt ban sẩm màu rải rác, tự nhạt màu theo thời gian và có khi bị lại vào một đợt nổi ban khác.

 

Bệnh viêm nút quanh động mạch (ĐM) thực chất có nhiều thể bệnh. loại kinh điển khá nặng. Loại vi thể liên quan đến mao mạch nhiều hơn. Loại ngoài da liên quan nhiều đến da là chủ yếu, tương đối nhẹ, bạn bị loại ngoài da này.

 

Thực chất viêm nút quanh ĐM là bệnh tự miễn. (dân gian gọi bệnh tự miễn là phong thấp). ở loại bênh ngoài da thì biểu hiện là nổi ban, nổi mề đay ngoài da. Đôi khi có thể thấy những ban dạng nút nhìn rất đặc hiệu. có khi diễn tiến tới loét da nhưng rất hiếm. Khác hoàn toàn với thể kinh điển là biểu hiện viêm sẽ diễn ra ở các mạch máu lớn hơn. Khi các mạch máu lớn vị viêm tắc, phản ứng miễn dich xảy ra hoàng loạt thì biểu hiện là rất trầm trọng, và là biểu hiện của cơ quan có mạch máu bị thương tổn. Ví dụ: ĐM thận bị viêm tắc thì sẽ có triệu chứng của suy thận, tiểu máu. ĐM hệ tiêu hóa bị thì sẽ đau bụng cấp, hoại tử ruột. Bị ở phổi thì sẽ gây tràn dịch màng phổi, tim thì suy tim.... Vì thê, nếu em tự tìm hiểu thông tin trên mạng sẽ thấy ghi những triệu chứng rất nặng nề làm cho em hoang mang. Tóm lại em không bị loại nặng này, nên không phải lo.

 

Nguyên nhân cho đến giờ vẫn không xác định chính xác được. Xét nghiệm chẩn đoán cũng không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cả. Ví dụ: Xét nghiệm CRP tăng (tăng trong rất nhiều bệnh), Kháng thể bào tương tăng (cũng không đặc hiệu)... Xét nghiệm có gia trị nhất là sinh thiêt (cắt) một mẫu da rồi làm giải phẫu bệnh (soi kính hiển vi) được xem là tiêu chuẩn vàng, tuy nhiên thực chất độ nhày và độ đặc hiều trong bệnh này cũng không cao lắm. Mức độ nổi ban của em cũng không nhiều lắm và diễn tiến tốt hơn nên không cần làm sinh thiết.

 

Cũng xin nói thêm là với việc khám lâm sàng và tình hình xét nghiệm như vây, khả năng bác sĩ đoán trúng bệnh của bạn (trên cơ sở xác suất thống kê) thì không phải chính xác 100%. Chỉ là một chẩn đoán có khả năng cao nhất. Quan trọng hơn là: Bệnh của bạn không quá trầm trọng, có thể khỏi. Nếu bị nặng thì bác sĩ đã xử trí khác rồi.

 

Về điều tri, Thuốc đầu tay vẫn là Cortocoide. Nếu bị nặng bắt buộc phải dùng, có khi phải dùng đường tiêm. Tuy nhiên với các thể bệnh ngoài da nhẹ, chỉ nổi ban nhẹ và tự lặn, chỉ cần điều trị hỗ trợ: Ăn uống nghỉ ngơi điều độ, vitamin, khoáng chất, tránh tiếp xúc với các dị nguyên (là các chất gây dị ứng, tùy từng cá nhân), thì có thể khỏi.

 

Thân ái

ThS BS Lê Văn Nam

Phòng khám Mạch máu Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

Xin chào bác sĩ Em tôi năm nay 26 tuổi, nam giới, đang là NV bán hàng nên phải đi lại rất nhiều. Em tôi đã đi khám và bác sĩ kết luận bị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở lòng bàn chân. Em tôi rất đau buốt chân, đi lại khó khăn. Rất mong bác sĩ cho lời khuyên, em tôi cần đi khám ở khoa nào của BV? gặp bác sĩ chuyên môn giỏi nào? Và điều trị trong thời gian bao lâu để chân em tôi khỏi. Mong bác sĩ giải đáp giúp em tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Ngày: 13-06-2013

Chào bạn,

 

Bệnh suy tĩnh mạch là một bệnh mạn tính. Có nhiều yếu tố nguy cơ trong đó đứng lâu hay ngồi lâu là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng.

 

Hệ tĩnh mạch ở chân bao gồm tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu và những nhánh nối từ tĩnh nông với tĩnh mạch sâu gọi là nhánh xuyên. Thông thường giãn tĩnh mạch xuất hiện sớm ở những vị trí như mắc cá trong, ở cẳng chân và có hình dạng giống như mạng nhện, trễ hơn thì có các tĩnh mạch giãn to ở cẳng chân. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch khu trú ở lòng bàn chân gây đau thì hiếm gặp. Có thể em bạn bị bướu máu tĩnh mạch ở bàn chân.

 

Bạn có thể đến khám tại phòng khám mạch máu bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh để được tư vấn cụ thể hơn. khi có chẩn đoán chính xác, lúc đó các bác sĩ mới có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Thân ái

ThS BS Lê Thanh Phong

Phụ trách Phòng khám Mạch máu Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

« 1 2 3 »