Chi tiết tin

Sử Dụng Vớ Áp Lực Trong Thời Kỳ Mang Thai

 

Study: Compression therapy during pregnancy

 

Phlebologie 2013; 42: 301–307

 

Compression therapy during pregnancy: bane or boon?

 

A. Adamczyk; M. Krug; S. Schnabl; H.-M. Häfner

Dept. Dermatology, University of Tuebingen, Germany

E-Mail: hans-martin.haefner@med.uni-tuebingen.de

 

Abstract

 

BACKGROUND:

 

During pregnancy, various factors cause the development of peripheral oedema in the lower limb. In addition, pregnancy is a risk factor for the development of varicose veins and thromboembolic events. Prophylactic provision of pregnant women with compression hosiery is often only performed in risk situations, but not as standard treatment. The aim of the study was to investigate the effect of an optimally adjusted compression therapy with regard to the reduction in oedema and subjective symptoms during pregnancy.

 

PATIENTS AND METHODS:

 

In a randomised, prospective study, 21 pregnant women (33.4years of age [SD 4.4 years]) in the clinical stages C0 (3), C1 (11), C2 (6) and C3 (1) were investigated. 13 women were supplied with a compression pantyhose, 8 women had no compression. At 4-weekly intervals, the patients’ leg circumference and leg volume were measured using water plethysmography and non-contact Image 3D. In parallel to this, the women’s quality of life and subjective symptoms were evaluated using patient questionnaires. Digital photoplethysmography, Doppler and duplex ultrasound examination of the leg veins were conducted at the beginning of the study, shortly before delivery and 3 months postpartum.

 

 

RESULTS:

 

In both groups, a growing leg volume increase occurred linear with the increase in body weight during the pregnancy. However, water plethysmography showed a much smaller increase in lower leg volume in the patient group with compression hosiery (p<0.05). At the beginning of the study, the quality of life and the subjective symptoms had been rated as worse in the group with compression hosiery than in the group without it. During the course of pregnancy, however, an improvement occurred rather than any exacerbation. The negative characteristics of wearing the compression hosiery were rated as negligible, which was reflected in the high compliance with regard to the length of time the hosiery was worn.

 

CONCLUSION:

 

Compression therapy in pregnant women is well tolerated and counteracts the pregnancy-induced increase in lower leg volume and should therefore be included in the general health care recommendation for pregnant women.

Nghiên cứu: Sử dụng vớ áp lực trong thời kỳ mang thai

 

Phlebologie 2013; 42: 301–307

 

Sử dụng vớ áp lực trong thời kỳ mang thai: lợi ích hay có hại?

 

A. Adamczyk; M. Krug; S. Schnabl; H.-M. Häfner

Bộ môn Da liễu, Đại học Tuebingen, Germany

E-Mail: hans-martin.haefner@med.uni-tuebingen.de

 

Tóm tắt

 

TỔNG QUAN:

 

Trong quá trình mang thai, tình trạng phù chi dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, thai nghén còn là yếu tố nguy cơ gây ra giãn tĩnh mạch chi, và huyết khối tĩnh mạch. Việc sử dụng vớ áp lực để dự phòng cho phụ nữ có thai chỉ được áp dụng trên một số tình trạng có nguy cơ nhất định, không phải là biện pháp điều trị chuẩn. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của liệu pháp sử dụng tất áp lực được điều chỉnh một cách tối ưu trong giảm phù nề và các triệu chứng do phù trong thời kỳ mang thai.

 

ĐỐI TƯỢNG VÀ  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

 

Trong một nghiên cứu tiền cứu (theo thời gian), ngẫu nhiên bao gồm 21 phụ nữ có thai ( độ tuổi trung bình là 33,4 năm [SD 4.4 năm]) có triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn C0 (3), C1 (11), C2 (6) và C3 (1) được thực hiện, 13 phụ nữ được sử dụng vớ áp lực đến hông, 8 phụ nữ không dùng. Mỗi 4 tuần, thể tích chân và chu vi vòng chân bệnh nhân được đánh giá bằng phương pháp thể tích ký nước và trên hình ảnh 3D không tiếp xúc. Đồng thời, chất lượng cuộc sống và triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng các bảng câu hỏi. Sử dụng phương pháp quang học đo biến thiên thể tích kỹ thuật số, siêu âm Dopler và Duplex để đánh giá các tĩnh mạch chi dưới vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, ngay trước khi sinh và 3 tháng sau sinh.

 

KẾT QUẢ:

 

Ở cả 2 nhóm đối tượng, thể tích chân đều tăng khi trọng lượng cơ thể tăng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, phương pháp thể tích ký nước cho thấy mức độ tăng thể tích chân ít hơn ở nhóm bệnh nhân sử dụng vớ áp lực (p< 0,05). Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, triệu chứng lâm sàng và chất lượng cuộc sống của nhóm bệnh nhân dùng vớ áp lực kém hơn so với nhóm không dùng. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, tình trạng triệu chứng được cải thiện rõ ràng. Các tác dụng phụ do mặc vớ áp lực là chấp nhận được, dung nạp tốt , do đó bệnh nhân có thể sử dụng được trong thời gian dài.

 

 

 

 

KẾT LUẬN:

 

Sử dụng vớ áp lực ở phụ nữ có thai có khả năng dung nạp tốt, và làm giảm tình trạng tăng thể tích chi dưới do mang thai và nên được khuyến cáo áp dụng trong chăm sóc sức khỏe chung cho phụ nữ mang thai.