Chi tiết tin

Các Kết Quả Sớm Và Dài Hạn Của Các Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Trong Điều Trị Loét Chi Dưới Do Suy Tĩnh Mạch

 

Study: Early and long-term results of physical methods 

 

 

Phlebology. 2011 Sep;26(6):237-45. Epub 2011 Apr 7.

 

Early and long-term results of physical methods in the treatment of venous leg ulcers: randomized controlled trial.

 

Taradaj J, Franek A, Cierpka L, Brzezinska-Wcislo L, Blaszczak E, Polak A, Chmielewska D, Krol P, Dolibog P, Kucio C.

Department of Medical Biophysics, Medical University of Silesia, ul. Medykow 18 budynek C2, 40-752 Katowice, Poland. jtaradaj@sum.edu.pl

 

Abstract

 

OBJECTIVE:

 

To estimate early and long-term results of physical methods in the treatment of venous leg ulcers.

 

METHOD:

 

In group A after surgical operation, 40 patients were treated with the high-voltage stimulation (HVS) (100 µs, 100 Hz, 100 V) and drug therapy. In group B after operation, 37 patients were treated with ultrasound (0.5 W/cm(2), 1 MHz) and drug therapy. In group C after operation, 33 patients were treated with low-level laser therapy (LLLT) (810 nm, 65 mW) and drug therapy. In group D after operation, 35 patients were treated with the compression stockings (25-31 mmHg) and drug therapy. In group E after operation, 37 patients were only treated with drug therapy. Group F consisted of 32 patients, conservatively treated with the HVS and drug therapy. Group G consisted of 20 patients, conservatively treated with ultrasound and drug therapy. Group H consisted of 21 patients, conservatively treated with LLLT and drug therapy. Group I consisted of 30 patients, conservatively treated with compression and drug therapy. Group J consisted of 27 patients only treated with drug therapy.

 

RESULTS:

 

Both short and long term parameters showed that compression therapy is the most efficient in ulcer healing. The electrical and ultrasound methods are less effective. The laser therapy are useless.

 

CONCLUSION:

 

Superficial venous surgery in addition to compression therapy is the most efficient treatment of venous leg ulcers. The compression therapy should be continued both surgically and conservatively treated patients with healed ulcers. In special cases after superficial venous surgery (isolated superficial reflux) compression therapy could be applied only to the time of ulcer closure without continuing it longer. HVS and ultrasound therapy are useful methods in conservative treatment of venous leg ulcers. For surgically-treated patients these physical therapies are efficient only in superficial plus deep reflux cases. HVS and ultrasound can be alternative methods, but are less effective in recurrence risk. LLLT is not an efficient physical method in treatment of venous leg ulcers.

Nghiên cứu: Các kết quả sớm và dài hạn của các phương pháp vật lý trị liệu

 

Phlebology. 2011 Sep;26(6):237-45. Epub 2011 Apr 7.

 

Các kết quả sớm và dài hạn của các phương pháp vật lý trong điều trị loét chi dưới do suy tĩnh mạch: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

 

Taradaj J, Franek A, Cierpka L, Brzezinska-Wcislo L, Blaszczak E, Polak A, Chmielewska D, Krol P, Dolibog P, Kucio C.

Department of Medical Biophysics, Medical University of Silesia, ul. Medykow 18 budynek C2, 40-752 Katowice, Poland. jtaradaj@sum.edu.pl

 

Tóm tắt:

 

MỤC TIÊU:

 

Đánh giá kết quả sớm và dài hạn của các phương pháp vật lý điều trị loét chi dưới do suy tĩnh mạch.

 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

 

Trong nhóm A sau khi được phẫu thuật gồm 40 bệnh nhân được điều trị bằng kích thích điện thế cao (HVS) (100 µs, 100 Hz, 100 V) và thuốc. Nhóm B sau khi phẫu thuật gồm 37 bệnh nhân được điều trị bằng sóng siêu âm (0.5 W/cm(2), 1 MHz) và thuốc. Nhóm C sau khi phẫu thuật gồm 33 bệnh nhân được điều trị bằng laser mức độ thấp (LLLT) (810 nm, 65 mW) và thuốc. Nhóm D sau khi phẫu thuật gồm 35 bệnh nhân được điều trị bằng vớ áp lực (25 – 31 mmHg) và thuốc. Nhóm E sau phẫu thuật gồm 37 bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc. Nhóm F gồm 32 bệnh nhân được điều trị bảo tồn bằng kích thích điện thế cao và thuốc. Nhóm G gồm 20 bệnh nhân được điều trị bảo tồn bằng sóng siêu âm và thuốc. Nhóm H gồm 21 bệnh nhân được điều trị bảo tồn laser mức độ thấp  Nhóm I gồm 30 bệnh nhân điều trị bảo tồn bằng vớ áp lực và thuốc. Nhóm J gồm 27 bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc.

 

 

 

KẾT QUẢ:

 

Các thông số ngắn và dài hạn đều cho thấy vớ áp lực là hiệu quả nhất trong điều trị loét do suy tĩnh mạch. Phương pháp sử dụng sóng siêu âm và điện kích thích kém hiệu quả hơn và liệu pháp laser là không hiệu quả.

 

KẾT LUẬN:

 

Phẫu thuật điều trị suy tĩnh mạch nông phối hợp sử dụng vớ áp lực là phương pháp điều trị loét hiệu quả nhất đối với loét do suy tĩnh mạch. Sử dụng vớ áp lực nên tiếp tục cả ở những bệnh nhân được phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn. Một số trường hợp đặc biệt sau khi phẫu thuật tĩnh mạch nông (trào ngược tĩnh mạch đơn độc) sử dụng vớ áp lực có thể chỉ cần sử dụng cho thời gian liền vết loét mà không cần dùng kéo dài. HVS và liệu pháp sử dụng sóng siêu âm là các phương pháp hiệu quả trong điều trị bảo tồn loét chi dưới do suy tĩnh mạch. Đối với các bệnh nhân được phẫu thuật, các phương pháp vật lý chỉ hiệu quả ở những bệnh nhân có trào ngược cả tĩnh mạch nông và sâu. HVS và sóng siêu âm có thể là liệu pháp thay thế nhưng hiệu quả kém hơm vì có nguy cơ tái phát. LLLT là phương pháp vật lý không có hiệu quả trong điều trị loét chi dưới do suy tĩnh mạch.